Đường trung bình động MA là thuật ngữ quen thuộc với các nhà đầu tư chứng khoán và ngoại hối. Thông qua việc quan sát sự biến đổi của các đường trung bình động MA, họ có thể dự đoán được xu hướng giá trong tương lai. Vậy, đường trung bình động MA là gì? Có những mô hình đường trung bình động nào thường được dùng trong đầu tư forex?

Contents
Đường trung bình động MA là gì?
Đường trung bình động – hay còn gọi là đường MA (Moving Average) là đường trung bình cộng của một chuỗi giá tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua MA, nhà đầu tư forex có thể nhận biết được tín hiệu mua-bán.
Có 3 loại đường trung bình động phổ biến: SMA, EMA, WMA.
Đường trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) là đường trung bình cộng của các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch xác định
Đường trung bình động lũy thừa – EMA(Exponential Moving Average) là đường trung bình động được tính bằng công thức hàm mũ, xét trên các biến động gần nhất của giá ngoại hối. Đường EMA nhạy cảm hơn với các tín hiệu bất thường của giá, giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn với các biến động giá trong thời gian ngắn.
Đường trung bình tỷ trọng tuyến tính –WMA (Weighted Moving Average) là đường trung bình của các tham số có tần suất hiển thị cao nhất trên biểu đồ giá thị trường. Đường WMA tập trung vào các bước giá giao dịch có khối lượng lớn và chất lượng dòng tiền cao.
Ưu nhược điểm của đường trung bình động giản đơn SMA
Thực tế hiện nay, các nhà đầu tư forex thường sử dụng đường SMA hơn so với các đường trung bình động khác khi có nhu cầu phân tích xu hướng của thị trường. Tại sao lại như vây?

Đó là vì đường SMA phản ứng chậm hơn với các tín hiệu biến đổi, nhờ vậy nó loại bỏ được các biến động nhiễu ngắn hạn, cung cấp cho nhà đầu tư thông tin tin cây hơn về tình hình dài hạn hơn của thị trường. Ngoài ra, vì độ phủ sóng cao, nên đường SMA phản ánh xác thực hơn tâm lý của nhà đầu tư tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Tuy nhiên, đường SMA cũng vẫn tồn tại nhược điểm là thường phản ứng chậm với những biến động giá trong ngắn hạn, dẫn đến việc phát tín hiệu mua bán chậm.
Các mô hình đường trung bình động SMA thường dùng trong đầu tư forex
Mô hình đường trung bình động là mô hình phối hợp các đường trung bình SMA tại các giai đoạn thời gian khác nhau nhằm thu thập được những thông xác thực nhất về thị trường forex. Có 6 giai đoạn của đường SMA được các trader thường xuyên sử dụng, trong đó: SMA(14), SMA(25), SMA(50), SMA(100), SMA(150), SMA(200).
Có 2 loại mô hình đường trung bình động được dùng phổ biến nhất hiện nay là: Mô hình leo dốc và mô hình hỗ trợ-kháng cự
Mô hình SMA leo dốc
Đặc điểm: Tại mô hình này, các đường SMA của giai đoạn ngắn hơn luôn nằm trên các đường SMA của giai đoạn dài hơn và có độ cong rất đều và mượt không hề gấp khúc. Đường giá sẽ nằm lên trên cùng, bò lên trên đường giá ngắn hạn nhất: SMA(14)
Qua mô hình này, bạn có thể quan sát biến động tại mọi khung thời gian, mọi loại hàng hóa và cặp tiền tệ. Dù đôi khi thị trường giật mạnh làm giá lao dốc, nhưng lúc ấy SMA (100) sẽ đảm nhận nhiệm vụ như một ngưỡng hỗ trợ mạnh mẽ, đẩy giá đi lên trở lại.
Vậy, làm thế nào để biết khi nào thì bạn nên mua, khi nào thì nên bán với mô hình SMA leo dốc?
Khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn, báo hiệu thi trường có xu hướng tăng, bạn nên mua
Khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn, báo hiệu thị trường có xu hướng giảm, đây là lúc bạn nên bán
Theo đánh giá thực tế tại các diễn đàn đầu tư forex, mô hình này có độ chính xác lên đến 90%.
Mô hình hỗ trợ và kháng cự
Đặc điểm: Với mô hình này, đường giá và các đường trung bình động giản đơn SMA không có sự sắp xếp theo thứ tự. Tuy nhiên, sẽ có khoảng cách giữa hai nhóm đối tượng: nhóm dài hạn (SMA 200; SMA 150 và SMA 100) và nhóm ngắn hạn(SMA 14; SMA 25 và SMA 50).
Khi giá thị trường bị giật bởi một nguyên nhân nào đó, SMA 100 sẽ giống như một ngưỡng kháng cự, ghìm giá lại, sau đó, giá sẽ bật lên mạnh mẽ.

Để xác định tín hiệu mua/ bán, các trader căn cứ vào hai trường hợp:
Khi đường SMA ngắn cắt đường SMA dài và có hướng đi lên, báo hiệu thị trường có xu hướng tăng, là lúc bạn nên mua
Còn khi đường SMA ngắn cắt đường SMA dài nhưng lại có hướng đi xuống, đây là dấu hiệu thị trường có xu hướng giảm, là lúc bạn nên bán.
Tuy nhiên, độ chính xác của mô hình này chỉ đạt 80%, ít hơn so với mô hình SMA leo dốc
Những chú ý khi sử dụng mô hình các đường trung bình động SMA
- Khi 2 đường chạm nhau lên xuống liên tục sẽ mang đến những tín hiệu không có tính chất xác đinh xu hướng, bạn nên bỏ qua những tín hiệu này.
- Các tham số về số giai đoạn của đường trung bình động có thể thay đổi, bạn có thể dùng 5 hoặc 7, hoặc nhiều hơn con số 6 để có thể thu thập thêm cho mình những kinh nghiệm về sự thay đổi của đường MA khi thị trường có biến động
- Các mô hình đường SMA đểu có thể áp dụng tương tự với đường EMA
Kết luận
Để có thể hiểu một cách khoa học và chi tiết hơn về các mô hình đường trung bình động MA, bạn nên trải nghiệm thực tế và tư rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng. Những kinh nghiệm này sẽ là cơ sở để bạn tạo được những giao dịch đầu tư forex thực sự hiệu quả. Chúc bạn thành công!