Khi phân tích kỹ thuật để phục vụ cho kế hoạch đầu tư forex của mình, các trader thường phải quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Thông qua việc xác định chúng, các trader sẽ hiểu hơn về thị trường, từ đó đưa ra những phân tích, dự đoán hợp lý, phục vụ cho các chiến lược giao dịch của mình. Vậy, ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự của phân tích kỹ thuật là gì? Làm thế nào để xác định trên đồ thị forex.

Contents
Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì trong phân tích kỹ thuật
Trong mô hình phân tích kỹ thuật của thị trường forex, khi giá các cặp tiền thay đổi trong một thời gian sẽ tạo ra hai mức căn cứ khoanh vùng cho các nhà đầu tư mua và bán đúng thời điểm. Ngưỡng kháng cự là mức trên (mức giá tại đỉnh), mức hỗ trợ là mức dưới (mức giá tại đáy) cũng được coi là một loại chỉ số giúp mô tả hành vi của thị trường trong một khoảng thời gian xác định.
Đường (vùng) kháng cự – hỗ trợ sau khi được xác định sẽ giúp các trader thiết lập các mức stop loss ( lệnh dừng lỗ) và take profit (lệnh chốt lời) hợp lý, giúp họ đưa ra những chiến lược đầu tư forex phù hợp.
Vậy, làm thế nào để xác đinh được đường hỗ trợ và kháng cự chính xác và hiệu quả nhất?
Xác định theo xu hướng thị trường
Quy tắc xác định này là dựa trên biểu đồ xu hướng của thị trường, thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Xác định các điểm đỉnh và đáy của đồ thị giá.
Bước 2: Nối các điểm ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự với nhau bằng đường thẳng để tạo đường kháng cự xu hướng và đường hỗ trợ xu hướng.

Nếu đường kháng cự và đường hỗ trợ xu hướng đi xuống, bạn chỉ nên bán chứ không nên mua. Nếu đường kháng cự và đường hỗ trợ xu hướng đi lên, bạn chỉ nên mua chứ không nên bán. Trong đó tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường kháng cự phía trên, sẽ là thời điểm thích hợp để bạn tạo lệnh bán. Và ngược lại, khi đồ thị giá chạm vào đường hỗ trợ phía dưới, là thời điểm thích hợp bạn nên mua vào.
Xác định theo đường trung bình EMA
Trong đồ thị giá của các cặp tiền tệ tại một giai đoạn nhất định, bạn sẽ dễ dàng nhìn ra được khi giá đi xuống thì đỉnh của sóng giá sẽ bị kháng cự lại bởi một đường trung bình EMA. Khi sóng giá đi lên thì cũng có một đường trung bình hỗ trợ các điểm đáy của nó. Lúc này, đường trung bình ấy chính là đường kháng cự và đường hỗ trợ bạn cần tìm.
Nên lấy các đường trung bình có giai đoạn từ 21 – 50 để cho kết quả quan sát khách quan nhất. Đường trung bình có giai đoạn càng ngắn thì sóng giá chạm vào nó càng nhiều.
Xác định theo mức phục hồi Fibonacy
Trong đầu tư forex, mức phần trăm phục hồi cử Fibonacy lần lượt sẽ là: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. Tại mỗi mức phục hồi này, bạn sẽ có một ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ tương ứng.
Trong xu hướng giảm mức Fibonacci nào đang hỗ trợ sẽ lập tức trở thành ngưỡng kháng cự nếu như giá tiền tệ phục hồi, là điểm bán tiềm năng cho trader. Trường hợp xu hướng tăng thì ngược lại mức Fibonacci nào đang kháng cự cho giá sẽ trở thành mức hỗ trợ hay còn gọi là điểm mua tiềm năng.
Mức phục hồi 50% và 61.8% là hai mức thị trường có sự phản ứng mạnh mẽ nhất, là thời điểm thích hợp để đưa ra những lập luận, phân tích để thực hiện các giao dịch đầu tư forex như: mua, bán hoặc cắt lỗ.
Xác định theo vùng giao dịch (vùng giá đi ngang)
Tại thời điểm đồ thị giá có đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước, bạn chỉ cần vẽ hai đường thẳng song song với nhau, một đường đi qua các điểm đỉnh, một đường đi qua các điểm đáy là sẽ tạo được vùng kháng cự – hỗ trợ cần tìm. Khi giá chạm đến đường kháng cự, bạn có thể bán. Khi giá chạm vào đường hỗ trợ, bạn có thể mua. Khi đầu tư forex, quá trình này có thể được thực hiện và tận dụng nhiều lần, cho đến khi giá vượt ra khỏi vùng đã xác định.

Xác định theo các khung thời gian lớn nhỏ
Đây được coi là hình thức xác định đường kháng cự và hỗ trợ một cách chính xác và hiệu quả nhất. Thông qua việc kết hợp đồ thị giá tại các khung thời gian giao dịch Daily, Weekly…các nhà đầu tư forex sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về biến động của thị trường.
Sau khi nối các điểm đỉnh và đáy của biểu đồ giá Weekly, bạn nối tiếp các điểm đỉnh và đáy của biểu đồ Daily. Bạn đã tạo ra được hai vùng kháng cự – hỗ trợ, môt tổng quan, một chi tiết. Qua việc quan sát và so sánh, bạn sẽ có thêm dữ liệu chính xác hơn để phân tích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định vùng đường kháng cự và hỗ trơ theo chỉ số khoảng trống Gap hay mức giá tròn…Với việc vận dụng tốt các đường kháng cự và hỗ trợ, bạn sẽ đưa ra được những phân tích kỹ thuật có ích cho kế hoạch đầu tư của mình.
Kết luận
Bạn vừa tìm hiểu bài viết “Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì? Cách xác định trong phân tích kỹ thuật forex”. Hi vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong các chiến lược đầu tư forex của mình. Chúc bạn thành công!