Xin chào các bạn! Cảm ơn các bạn đã quay trở lại kênh của mình. Hôm nay mình viết bài này vì lý do có rất nhiều bạn thắc mắc hỏi mình là review affiliate là gì? Thế nên giờ mình sẽ viết bài này để mọi người có thể hiểu được khái niệm ấy. Đồng thời sẽ hướng dẫn cho mọi người cách viết một bài review affiliate cực hay nhằm giúp cho công việc bán hàng của các bạn sẽ được nhiều doanh thu hơn. Thôi mình sẽ không dài dòng nữa, chúng ta sẽ bắt đầu luôn nhé!
Contents
- Viết bài review affiliate là gì ?
- Hướng dẫn cách viết bài review affiliate cực hay và tỉ lệ chuyển đổi cao
- 1/ Tìm hiểu thật kỹ thông tin của sản phẩm cần viết bài đánh giá
- 2/ Cần có những yếu tố chạm đến trái tim của người đọc
- 3/ Overview Box
- 4/ Sử dụng kỹ thuật cá nhân hóa để gắn kết với người đọc
- 5/ Khoanh vùng đối tượng tiềm năng
- 6/ Giới thiệu giải pháp giải quyết vấn đề của người đọc
- 7/ Tạo cầu nối giữa features và benefits
- 8/ Người đọc tin vào bằng chứng (Social Proof)
- 9/ Đưa ra những sản phẩm thay thế
- 10/ Sử dụng Call to Action (CTA) đa dạng
- Lời kết
Viết bài review affiliate là gì ?
Viết bài review affiliate là viết bài đánh giá sản phẩm trên website affiliate của các bạn, sau đó chọn từ khóa đưa bài đánh giá này lên top của google. Từ đó, nhiều người sẽ truy cập vào trang của các bạn nhiều hơn, tăng khả năng bán được sản phẩm cao hơn.
Với những bài review nước ngoài, nếu các bạn không rành về tiếng Anh thì có thể thuê một writer để làm việc này. Tất nhiên, chúng ta là người Việt Nam nên có nhiều cái thiệt thòi hơn những người ngoài rất nhiều. Nhưng không sao, cái quan trọng vẫn là có được một bài viết review cực hay và sống động là được rồi. Và đó cũng là một yếu tố góp phần nên sự thành công của các bạn. Tiếp theo sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn làm được việc đấy
Hướng dẫn cách viết bài review affiliate cực hay và tỉ lệ chuyển đổi cao
1/ Tìm hiểu thật kỹ thông tin của sản phẩm cần viết bài đánh giá
Các bạn nên biết rằng để có thể viết một bài đánh giá hay và chuẩn xác thì điều kiện cần và đủ trước tiên vẫn là phải học về các thông tin về sản phẩm mà các bạn sắp đánh giá. Cho dù chính các bạn hay một writer nào thực hiện thì điều này là không thể làm khác đi được.
Việc tìm thông tin của sản phẩm các bạn cần tìm qua những nguồn sau :
– Trang web chính của nhà cung cấp sản phẩm
– Trang Amazon
– Tìm kiếm trên google những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu các thông tin của sản phẩm đấy. Từ đó so sánh ưu và nhược điểm với sản phẩm mà mình đang bán.
– Trang bán hàng (salepage) chính thức của sản phẩm mà các bán sắp viết bài đánh giá. Tại đây, các bạn có thể xem đủ mọi thông tin như : video demo cách dùng sản phẩm, tính năng, lợi ích….
– Nghiên cứu những bài review sản phẩm từ những website khác. Việc làm này sẽ giúp cho các bạn có một tư duy tốt hơn, hiểu biết rộng hơn để tăng tính sáng tạo cho bài review của mình
2/ Cần có những yếu tố chạm đến trái tim của người đọc
Với sự phát triển của Affiliate Marketing như là hiện nay, thì cũng nghĩa với việc càng có nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ. Với những Affiliate mới nếu thiếu kinh nghiệm và sự sáng tạo có lẽ sẽ khó mà theo kịp được với thị trường. Trong tình thái như vậy, nếu các bạn muốn giành được phần thắng, việc cần thiết nhất chính là tạo sự khác biệt, tạo sự ấn tượng. Một bài viết review mà lúc nào cũng toàn là những lời hoa mỹ, những lời khen tốt đẹp về sản phẩm thì thật là nhàm chán. Ngay đến cả bản thân mình còn cảm nhận được huống hồ gì đến những người khách hàng phải không nào?
Còn với anh chàng google thì sẽ như thế nào với những bài review dạng như vậy? Tất nhiên là cũng sẽ không thích rồi. Đừng nghĩ rằng cứ bắt tay viết một bài review tầm 500 đến 600 từ kiểu vậy và chèn link affiliate vào đó để hòng bán được hàng có được hoa hồng, điều này sớm muộn gì cũng bị anh google chia tay sớm.
Chính vì vậy, hãy để cho những người khách hàng khi đọc được bài review của các bạn, họ có thể hiểu được toàn bộ những gì họ muốn ở đó và không cần phải đi đâu để tìm kiếm thêm nữa, làm được điều này là các bạn đã xem như là thành công rồi đấy!
3/ Overview Box
Overview Box là một hộp tóm tắt về sản phẩm thường được đặt ở đầu trang hay ở đầu bài viết review. Với cách đặt Overview Box này sẽ là một yếu tố làm gia tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất trên trang của các bạn. Ngoài ra, vì nó là một hộp thông tin thống tin nhanh những gì cần biết về sản phẩm nên sẽ thu hút được những khách hàng bận bịu không có thời gian tìm kiếm thông tin hay đọc toàn bài review.
Summary Box có hai công dụng chính sau đây :
– Nắm bắt và thúc đẩy ngay hành động mua hàng của một Searcher hay Buyer đang có nhu cầu mua cao.
– Thống kê nhanh những đánh giá tổng quan về sản phẩm và cung cấp cho khách hàng một nút CTA để nhấn vào lúc đầu.
Chẳng hạn dưới đây là một bảng Summary Box, gồm 6 thành phần :

– Sử dụng một câu hay một từ nào đấy để xác định về sản phẩm và mục đích sử dụng của nó
– Dấu sao đặt dưới mỗi tính năng thể hiện xếp hạng của nó
– “We Like” và “We Don’t Like” hay nói cách khác là ưu và nhược điểm của xác phẩm. Bên nhược điểm mình khuyên các bạn nên để ít nhất là 2 nhược điểm nhé, để tăng sự tin tưởng hơn với khách hàng
– Summary : Đây là một đoạn đánh giá ngắn về sản phẩm của các bạn. Nên tóm gọn những ý chính thôi nhé! Tránh dài dòng lê thê
– “TAKE THE FREE TRIAL” : Nút kêu gọi hành động CTA
– Và cuối cùng là giá của sản phẩm
Với Summary Box này sẽ được tạo một cách dễ dàng với các plugin hỗ trợ như AuthorthReview hay Thrive Content Builder
4/ Sử dụng kỹ thuật cá nhân hóa để gắn kết với người đọc
Ở phần này, chúng ta sẽ đầu tư về nội dung của bài review, giống như lúc đầu mình cũng đã nói, muốn giành được phần thắng thì bài review của các bạn cần phải có sự khác biệt và sáng tạo.
Đây là điều mấu chốt, những Searcher hay Buyer đều có cùng một mục đích là tìm kiếm những giải pháp, câu trả lời tốt nhất cho vấn đề của họ. Thế nên, những gì các bạn viết phải thật sự đánh trúng vào trạng thái tâm lý của họ, khiến họ không thể nào rời mắt được bài review này
Có một điều mà những Affiliate thường mắc phải đó chính là vẫn chưa hiểu được những điều mà một Searcher hay Buyer sẽ làm những gì trước khi mua một sản phẩm nào đấy. Giả sử như bây giờ chính bản thân mình đang muốn mua một sản phẩm gì đấy chẳng hạn, vậy các bạn sẽ làm tìm kiếm gì ở trên công cụ Google? Tất nhiên không hẳn là những ưu điểm của nó rồi. Cái mà mình muốn tìm ấy chính là những chỉ dẫn, những kinh nghiệm… hòng có thể làm sáng tỏ được tất cả những điều thắc mắc liên quan đến sản phẩm mà mình định mua, đúng không?
Hiểu được điều này các bạn mới có thể chỉnh chu được bài review của mình hơn. Đồng thời áp dụng với kỹ thuật gắn kết, cảm thông với người đọc sao cho một cách hợp lý nhất. Sau đây sẽ là 4 yếu tố giúp cho các bạn làm được điều ấy một cách dễ dàng hơn :
– Dùng giọng điệu thân thiện : các bạn hãy tránh sử dụng những lời văn kiểu như diễn thuyết rập khuôn, vì kiểu như vậy sẽ rất chán ngán và không có chút thiện cảm nào cả. Hãy dùng lời văn theo kiểu đối thoại, bộc bạch. Với cách làm này người đọc sẽ dễ cảm nhận được những điều chia sẻ thật tình từ các bạn.
– Chia sẽ những vấn đề của chính mình : Chìa khóa thành công của một Marketer chính là “Story Telling” (kể chuyện). Các bạn hãy kể lại câu chuyện của chính mình trước và sau khi sử dụng sản phẩm này, sau đó mới đề cập đến sản phẩm.
– Nhấn mạnh những cảm xúc tiêu cực : Các bạn cần sử dụng những từ ngữ nhấn mạnh những điều khó chịu mà mình đã gặp phải khi sử dụng với sản phẩm đó mà không tìm được một giải pháp nào cả. Xong, hãy hỏi họ rằng “Do you feel like me?” hay “it’s truly terrible…”, đại loại là như vậy. Với cách này mình bảo đảm sẽ dẫn họ trôi theo vào cùng cảm xúc với các bạn ngay
– Hãy cho họ biết bạn chính là người sử dụng sản phẩm thật chứ không phải là công ty cung cấp. Đồng nghĩa với việc người đọc cần chính là những chia sẻ thật tình chứ không phải là những vẽ vời dẫn dụ của các nhà cung cấp
Những đại từ nhân xưng mà các bạn nên sử dụng trong bài review của mình như : Bạn- tôi, bạn-mình
5/ Khoanh vùng đối tượng tiềm năng
Cách khoanh vùng những khách hàng tiềm năng cũng không quá khó, quan trọng là ở câu mở đầu của các bạn mà thôi!. Chẳng hạn nhé! Chúng ta đang viết một bài review về sản phẩm Ninja Outreach (công cụ hỗ trợ tìm nhưng Influencers trong Niche cụ thể nào đó nhằm để tiếp cận họ cho những mục đích business hay White hat SEO). Chúng ta sẽ sử dụng câu mở đầu đại loại như thế này : “If you plan on sending less than100 outreach emails/month…”
Chỉ cần làm như vậy, các bạn chắc chắn sẽ khoanh vùng được khách hàng tiềm năng của mình một cách thật dễ dàng
6/ Giới thiệu giải pháp giải quyết vấn đề của người đọc
Khi người đọc của các bạn đã đọc đến đây thì có nghĩa là họ đã thật sự bị bạn lôi cuốn, thuyết phục rồi. Họ bây giờ đã đặt lòng tin vào nơi các bạn, và chờ đợi các bạn chỉ điểm một phương pháp để giải quyết vấn đề khúc mắc
Lúc này, các bạn hãy đưa ra nhưng thông tin về sản phẩm của mình như : tính năng, các lợi ích, mang lại sự hiệu quả ra sao…
Nếu được, các bạn hãy tự làm cho mình một video review (tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách làm khác nhau), sẽ rất là hiệu quả đấy!
7/ Tạo cầu nối giữa features và benefits
Ở đây có nghĩa là các bạn xây dựng nội dung để tạo cầu nối giữa tính năng và lợi ích của sản phẩm. Các bạn có thể xây dựng một câu chuyện mà ở đó mỗi tính năng của sản phẩm đã giải quyết như cụ thể như nào. Nếu không làm cách này, các bạn cũng đừng là một dọc Bullet Points nêu ra hết tất tần tật tính năng của nó, mà các bạn hãy làm như sau :
– Mỗi tính năng các bạn hãy đặt một Sub-headings
– Tạo những Bullet Poins hay một đoạn văn nhỏ nói về lợi ích mà tính năng này mang lại thông qua trải nghiệm và đúc kết của các bạn
Cách trên sẽ giúp cho các bạn có được những “Case study con” ẩn chứa trong bài review, ưu điểm của nó như sau :
– Người đọc có thể hình dung được sản phẩm hoạt động hiệu quả như thế nào trong thực tế
– Cung cấp giá trị thực cho người đọc, xây dựng lòng tin từ họ
8/ Người đọc tin vào bằng chứng (Social Proof)
Để bài viết review của các bạn có tính thuyết phục hơn, tin tưởng hơn, các bạn nên sử dụng Social Proof hay còn gọi là Testimonials
Cách tạo bằng chứng từ những nguồn sau :
– Tìm những đánh giá của những người dùng khác trên trang bán hàng
– Tìm những đánh giá của Power Users, là những người có sức ảnh hưởng lớn như Bloggers, Reviewers…
Sau khi có được những đánh giá trên, các bạn hãy trích dẫn nó trên bài review của mình.

9/ Đưa ra những sản phẩm thay thế
Cách này có nghĩa là các bạn sẽ liệt kê ra những sản phẩm khác liên quan ở cuối bài viết để tạo thêm những lựa chọn mới cho khách hàng. Đây cũng là một trong 17 thủ thuật của Affiliate Marketing cực kỳ hiệu quả mà các bạn nên sử dụng. Công dụng của nó như sau :
– Gia tăng sales : trong trường hợp khách hàng của bạn không muốn mua sản phẩm ấy nữa, lúc này ở cuối bài viết sẽ là những sản phẩm mà các bạn đã liệt kê ra thêm để bổ sung thay thế. Lúc này trong tâm trí của họ sẽ vô tình không còn câu hỏi “nên mua không?” nữa, mà sẽ chuyển sang “mua cái nào bây giờ?”.
– Thể hiện tính công bằng, không thiên vị trong bài review : với cách làm này sẽ khiến cho khách hàng có một cảm giác tốt về các bạn. Họ sẽ không nghĩ các bạn đang cố gắng tìm cách dẫn dụ họ để mua hàng ăn hoa hồng Affiliate
10/ Sử dụng Call to Action (CTA) đa dạng
Một bài review các bạn chỉ nên để 3 đến 4 nút kêu gọi hành động thôi, không nên đặt quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu và phản cảm, và họ sẽ out khỏi trang của các bạn ngay và luôn đấy! Hãy phân bổ chúng sao cho hợp lý nhất, dễ chịu nhất. Các nút các nút kêu gọi nên để cho đa dạng như :
– Try the [tên sản phẩm] for free trial
– Learn More About [tên sản phẩm] here
– All information You Need To Read Now Guys
Các bạn lưu ý, hãy sử dụng các nút kêu gọi có màu sáng, chữ in đậm sao cho nổi bật hơn hẳn so với màu nền. Có như vậy nút CTA này mới có tác dụng.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã đi xong cả một bài viết khá dài về khái niệm và hướng dẫn cách viết review Affiliate hay và hiệu quả rồi. Bây giờ các bạn hãy thực hành ngay đi, chỉ cần làm vài lần là sẽ nhanh chóng quen ngay thôi. Hy vọng những điều trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công nhé!