Quảng cáo trên Facebook đã không còn xa lạ gì nữa với các bạn đang làm MMO, đặc biệt là với những bạn đang bán hàng với áo thun Teespring. Nói tới quảng cáo trên Facebook thì có rất nhiều các thủ thuật khác nhau đều hướng tới sự hiệu quả tốt nhất, và ở bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn một công cụ hỗ trợ rất tuyệt vời đó là Facebook Audience Insight, một công cụ đa nhiệm giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn về khách hàng của mình, nhưng trước hết chúng ta cần hiểu Facebook Audience Insight là gì?
Contents
Facebook Audience Insight là gì?
Đây là một công cụ miễn phí có nhiệm vụ hỗ trợ marketing trên Facebook. Với công cụ này, các bạn có thể hiểu sâu được hơn các thông tin của một nhóm khách hàng như : nhân khẩu học, hành vi….Ngoài ra, Facebook Audience còn giúp cho các bạn có thể biết được ai đã người đã thích trang của mình, hay thậm chí cả những khách hàng của đối thủ….những điều này sẽ giúp cho các bạn có thể xác định được chuẩn xác hơn về những khách hàng tiềm năng để chạy Facebook Ads
Công cụ Facebook Audience Insight sẽ lấy 2 nguồn dữ liệu chính sau để cung cấp cho các bạn :
– Dữ liệu thông tin mà người dùng cung cấp cho Facebook : đây là những dữ liệu thông tin mà khi người dùng đăng ký trên Facebook nhập vào, những thông tin mà Facebook lấy của người dùng như : tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn, công việc, thích trang nào..
– Dữ liệu từ đối tác thứ ba : khi một người dùng nào đó mua hàng trên Facebook thì sẽ phải thông qua một trang web đối tác, từ đó những dữ liệu của họ sẽ được ghi lại, chẳng hạn như những hành vi mua sắm, thu nhập hộ gia đình…
Hướng dẫn sử dụng Facebook Audience Insight
1/ Truy cập Audience Insight
– Đầu tiên, các bạn cần truy cập vào trình quản lý quảng cáo, sau đó nhấn chọn vào “Tools” và chọn “Audience Insights” :

– Một popup mới xuất hiện, trong đó sẽ gồm các thông tin như sau :
+ Everyone on Facebook (mọi người trên Facebook) : đây là tùy chọn mặc định (ban đầu là US), với lựa chọn này Facebook sẽ hiển thị toàn bộ những người đang sử dụng Facebook ở vùng đó. Nếu các bạn chạy ở thị trường Việt Nam thì phải chọn lại Quốc gia, hoặc muốn thu hẹp thị trường lại hơn thì các bạn cũng có thể lựa chọn một thành phố cụ thể nào đó, sở thích, độ tuổi…
+ People connect to your Page (những người kết nối tới trang của các bạn) : đây là lựa chọn cho những bạn có Fanpage riêng của mình, với lựa chọn này các bạn sẽ biết được ai là người đã thích trang
+ A Custom Audience : đây là lựa chọn cho những bạn đã có website và đã xây dựng được một danh sách Audience (những người đã truy cập vào web hoặc đã xây dựng một danh sách Custom dựa vào email, số điện thoại, từ đó các bạn có thể phân tích Audience ở lựa chọn này.

– Với bảng Audience Insight sau các bạn có thể thấy rõ được hơn các chức năng của nó, các bạn cũng có thể tắt nó đi hoặc tiếp tục tùy chọn khám phá khách hàng theo ý định của mình :

2/ Xây dựng Audience để bắt đầu nghiên cứu
Như ở ảnh trên có phân mục “CREATE AUDIENCE”, tại đây các bạn sẽ khởi tạo Audience với các thông tin cần hiểu như sau :
– Custom Audience : các bạn có thể xây dựng Custom Audience từ một danh sách emai, số điện thoại của khách hàng hay những người đã từng ghé thăm vào trang web.
– Location : các bạn có thể lọc theo từng địa điểm cụ thể như : quốc gia, thành phố, tỉnh thành…
– Age and Gender : các bạn có thể lọc theo từng độ tuổi và giới tính cụ thể
– Interest : các bạn có thể lọc theo từng sở thích cụ thể của khách hàng trong lĩnh vực mà các bạn đang làm
– Connection : các bạn có thể theo những người đã kết nối với Fanpage hay ứng dụng của các bạn
– Advanced : đây là chọn lọc nâng cao, các bạn có thể lọc khách hàng kỹ hơn với những tính năng sau :
+ Behaviors : các bạn có thể biết được những thông tin của khách hàng như : thiết bị điện thoại đang sử dụng, thanh toán qua Facebook, tham gia vào các ngày lễ, mùa giải, du lịch….
+ Languege : ngôn ngữ sử dụng
+ Relationship Status : tình trạng của hôn nhân của khách hàng như : độc thân, đã có gia đình, đính hôn, không rõ ràng….
+ Education : tình trạng học vấn của khách hàng như : trung học, đại học, cao học…
+ Job titles : tình trạng công việc của khách hàng như : văn phòng, tự do, kinh doanh tại nhà,…
+ Financial : tình hình tài chính của khách hàng, lọc theo mức thu nhập của từng khách hàng
+ Home : tình trạng nhà cửa của khách hàng : có nhà, nhiều nhà, không có nhà….
+ Market Segments : các bạn có thể lọc khách hàng theo tôn giáo, thế hệ gia đình, thành phần gia đình
+ Parents : tình trạng con cái của khách hàng như : không có con, đang có thai, có một hoặc hai, có con nhỏ trong độ tuổi nào đấy..
+ Politics (US) : chỉ sử dụng với khu vực US, là chọn lọc theo chính trị như : chủ nghĩa tư do, bình đẳng, tích cực, tiêu cực….
+ Life Events : các bạn có thể lọc khách hàng theo các sự kiện trong đời như : xa nhà, xa quê hương, có tình yêu xa, có công việc mới, có mối quan hệ mới….
+ More Categories : các bạn có thể lọc khách hàng theo thế hệ X hoặc Millennials (các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở Google về hai thế hệ này)
Khám phá dữ liệu được hiển thị
Khi đã tạo được một Audience như hướng dẫn ở trên xong, nếu Audience đủ lớn thì kết quả sẽ được hiển thị và sẽ có rất nhiều thống kê về lượng Audience của các bạn. Chẳng hạn như sau :
– Location : US
– Age : 20 – 40
– Gender : Nam
– Interests : Tattoo
– Relationship Status : Độc thân
– Thích giới tính : Nữ
Theo thống kê thì có tất cả 3m – 3.5m monthly active people với lượng Audience này, tức là có tất cả 3 triệu đến 3.5 triệu người hoạt động hàng tháng trong phân khúc khách hàng mà các bạn đang xét tới. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về kết quả đã tìm được
1/ Demographic (nhân khẩu học)
Nhân khẩu học sẽ gồm các thông tin như : độ tuổi, giới tính, lối sống, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp
– Age and Gender (Tuổi và giới tính)

Trong đó :
+ Mình chọn nam : thống kê tỉ lệ là 100%
+ Mình xét độ tuổi 20 đến 40 : thống kê tỉ lệ 44% đối với độ tuổi 20 đến 24, tỉ lệ 46% đối với độ tuổi 34 và tỉ lệ 11% đối với độ tuổi 35 đến 40
– Lifestyle : chỉ sử dụng cho khu vực US, đây là dữ liệu dựa vào hành vi mua sắm từ đối tác của Facebook (Personicx). Với lại dữ liệu này nó không có một mô tả nhất định nên rất khó hiểu ở cái thống kê này và mình cũng chưa cần quan tâm đến nó

– Relationship Status & Education Level : đây là dữ liệu tình trạng hôn nhân và học vấn, gồm :
+ Tình trạng hôn nhân : 100%, vì bạn đầu mình chọn vậy
+ Học vấn : trung học chiếm 31%, đại học chiếm 65% và cao học là 4%

Các bạn nên lưu ý là tất cả những dữ liệu trên đều là tương đối thôi nhé! Chẳng hạn như nhiều người lúc đầu khai báo lên Facebook là trung học nhưng sau này học đại học thì đôi khi do làm biếng nên không khai báo lại, cái này mình cũng vậy mà.
– Job Title : dữ liệu nghề nghiệp của khách hàng

2/ Page Likes (các trang đã thích)
– Top Categories : đây là bảng mà Facebook đã thống kê ra những sở thích của khách hàng khi đăng ký tài khoản Facebook có nhập vào với các chủ đề mà họ quan tâm :

– Page Likes : đây là dữ liệu mà Facebook đã thống kê các khách hàng đã thích các trang có liên quan đến tệp đối tượng của các bạn

Trong đó, cột Relevance là cột thể hiện sự liên quan nhiều nhất, cột Audience là lượng người trong danh sách của các bạn đã like trang, cột Affinity là mức độ quan hệ giữa Audience và trang chỉ số Affinity và số lượng Audience đã like page ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng Relevance
3/ Location (vị trí)
Tính năng sẽ giúp các bạn thống kê được : dân thành phố nào là đông nhất, sử dụng ngôn ngữ nào là nhiều nhất,… Và ở đây như chúng ta đang xét thì dân NewYork và Los Angeles là đông nhất

4/ Activity (hoạt động)
– Frequency of Activities : đây là tần suất hoạt động của người dùng như các hoạt động : số lượt bình luận, số like bài viết, số lượng share bài viết…..
– Device Users : đây là dữ liệu thống kê về thiết bị của người dùng trong danh sách Audience của các bạn trong 30 ngày qua
5/ Household Income (thu nhập của gia đình)
Tính năng này sẽ cho các bạn biết được :
– Người dùng trong danh sách Audience của các bạn có mức thu nhập trung bình là bao nhiêu, ở trọ hay là ở nhà riêng…
– Biết được trong gia đình ai là người có thu nhập cao nhất…
– Tỉ lệ phương thức thanh toán của người dùng trong danh sách Audience của các bạn
6/ Purchase (mua sắm)
Tính năng này chỉ áp dụng đối với người dùng ở US, sẽ gồm những thống kê như : thói quen mua sắm nhiều hay ít, mua sắm về lĩnh vực gì…
Lời kết
Trên đây là toàn bộ về cách sử dụng công cụ Facebook Audience Insigh, mong rằng sẽ giúp cho các bạn có thể áp dụng được tốt cho mục đích nghiên cứu riêng của mình. Chúc các bạn thành công nhé!